Các sự cố Phalanx CIWS

Tai nạn trong thử nghiệm bằng máy bay không người lái

Vào ngày 10 tháng 2 năm 1983, tàu USS Antrim đang thực hiện một cuộc bắn đạn thật ngoài khơi bờ biển phía đông của Hoa Kỳ bằng hệ thống Phalanx để chống lại mục tiêu là một máy bay không người lái. Mặc dù máy bay không người lái đã bị tiêu diệt, các mảnh vỡ của mục tiêu đã bắn vào con tàu. Điều này đã gây ra thiệt hại đáng kể cho con tàu và gây ra hỏa hoạn do nhiên liệu còn sót lại của máy bay không người lái, cũng là nguyên nhân làm 1 người thiệt mạng.[14][15]

Vào ngày 13 tháng 10 năm 1989, tàu USS El Paso cũng thực hiện một cuộc thử nghiệm như vào năm 1983. Máy bay không người lái cũng đã bị tiêu diệt thành công, nhưng khi máy bay không người lái rơi xuống biển, hệ thống đã lại coi nó như là một mối đe dọa và tiếp tục khai hỏa. Các viên đạn đã bắn trúng đài quan sát của USS Iwo Jima, giết chết một sĩ quan và làm bị thương một sĩ quan khác.[16]

Chiến tranh Iran – Iraq

USS Stark sau khi bị tên lửa đánh trúng

Vào ngày 17 tháng 5 năm 1987, trong chiến tranh Iran – Iraq, một máy bay phản lực thương mại Falcon 50 của Iraq[17] đã được sửa đổi [18] đã phóng hai tên lửa exocet vào khinh hạm USS Stark của Hoa Kỳ.

Cả hai tên lửa đều bắn trúng mạn trái, gần đài quan sát của con tàu. Hệ thống Phalanx CIWS của tàu vẫn ở chế độ an toàn và các hệ thống gây nhiễu SRBOC Mark 36 đều không hoạt động.[19] Hậu quả là 37 nhân viên Hải quân Hoa Kỳ thiệt mạng và 21 người khác bị thương.

Cuộc tấn công bằng tên lửa của Iraq trong Chiến tranh Vùng Vịnh

Vào ngày 25 tháng 2 năm 1991, trong Chiến tranh Vùng Vịnh, khinh hạm USS Jarrett được trang bị Phalanx CIWS đang cách vài dặm với thiết giáp hạm USS Missouritàu khu trục HMS Gloucester của Hải quân Hoàng gia Anh. Một khẩu đội tên lửa của Iraq đã bắn hai tên lửa Silkworm (thường được gọi là Seersucker), tại thời điểm đó USS Missouri đã kích hoạt các hệ thống gây nhiễu SRBOC. Tuy nhiên, hệ thống Phalanx trên USS Jarrett đang hoạt động trong chế độ tự động, đã khóa mục tiêu vào các sợi kim loại của hệ thống gây nhiễu của tàu Missouri và bắn một loạt đạn. Bốn viên đạn trong loạt bắn đã trúng Missouri từ khoảng cách 2–3 dặm (3,2–4,8 km). Không có ai trên Missouri bị thương và hai tên lửa của Iraq đã bị đánh chặn bởi tên lửa Sea Dart do tàu Gloucester bắn.[20]

Phalanx CIWS được gắn trên tàu khu trục JDS Makinami của JMSDF

Máy bay Hoa Kỳ vô tình bị bắn hạ bởi tàu khu trục Nhật Bản Yūgiri

Vào ngày 4 tháng 6 năm 1996, một hệ thống Phalanx của Nhật Bản đã vô tình bắn hạ một chiếc Grumman A-6 Intruder của Hoa Kỳ từ tàu sân bay USS Independence đang kéo theo một mục tiêu radar trong cuộc tập trận cách đảo Oahu của quần đảo Hawaii khoảng 1.500 mi (2.400 km) về phía tây. Hệ thống Phalanx trên tàu khu trục lớp Asagiri JDS Yūgiri đã khóa mục tiêu vào chiếc A-6 Intruder thay vì khóa mục tiêu radar được kéo theo. Cả phi công và sĩ quan ném bom/dẫn đường đều phóng ghế thoát hiểm một cách an toàn.[21] Một cuộc điều tra hậu tai nạn đã kết luận rằng sĩ quan điều khiển pháo trên Yūgiri đã ra lệnh khai hỏa trước khi chiếc A-6 Intruder bay khỏi tầm bắn của hệ thống CIWS.[22][23]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phalanx CIWS http://www.aviationweek.com/aw/generic/story_chann... http://www.bharat-rakshak.com/NAVY/Ships/Active/16... http://www.cnn.com/WORLD/9606/04/japan.vessel/Japa... http://articles.dailypress.com/1989-10-12/news/891... http://www.deagel.com/Ship-Air-Defense-Systems/Mk-... http://www.deagel.com/Ship-Air-Defense-Systems/Mk-... http://defense-update.com/newscast/0508/news/news2... http://www.defenseindustrydaily.com/a-laser-phalan... http://www.haaretz.com/news/mexico-buys-israeli-mi... http://www.historycentral.com/navy/FFG/Antrim.html